Suốt 13 khóa tu, quý Phật tử – có chung một mục đích là tu một ngày để được an lạc; vì không thể sống suốt một đối an lạc, bởi đa số Phật tử còn bận rộn vô số việc. Cho nên quý vị chỉ dành được một ngày sống với nếp sống đạo để tìm được niềm an lạc do Đức Phật và chư Tăng truyền cho.
Đức Phật luôn an trú trong cuộc sống an lạc và chư Tăng sống gần với Phật và lãnh thọ được sự an lạc của Phật, nên có thể truyền lại cho Phật tử. Riêng tôi, khi tiếp xúc với các vị cao tăng, các bậc đắc đạo ngộ đạo hoặc thực hành chánh đạo, tôi cảm nhận được nguồn an lạc thật sự tỏa ra từ các ngài. Đức Phật đã truyền suối nguồn an lạc Ôn cho các ngài và các ngài đã truyền trao cho chúng ta, chúng ta mới tiếp nhận được lực an lạc đó.
Trong hướng tu để được an lạc, Ban Tổ chức đặt ra mỗi kỳ tu một chuyên đề để giúp quý vị hưởng về đời sống an lạc; chuyên đề hôm nay là Tùy hỷ và hoan hỷ. Có thể khẳng định rằng nếu không có tâm hoan hỷ và hạnh tùy hỷ, chúng ta không thể an lạc.
Tâm Hoan Hỷ và Tùy Hỷ
Theo tinh thần Nguyên thủy và Đại thừa là một, nhưng diễn tả ở góc độ khác nhau nên nhiều người lầm tưởng là khác.
Hoan hỷ nghĩa là chấp nhận một cách nhẹ nhàng tất cả những gì xảy ra cho cuộc sống tu hành của chúng ta. Ý này được Phổ Hiền Bồ Tát xác nhận trong kinh Hoa Nghiêm rằng: “Các thiện tri thức lợi ích tôi. Vì tôi chỉ bày hạnh Phổ Hiền. Nguyện cùng tôi thường chung hộp họp, đồng với tôi lòng luôn hoan hỷ….”
Bồ Tát Phổ Hiền đã nhắc nhở chúng ta nên tu mười hạnh nguyện Phổ Hiền sẽ mau đạt được quả vị Phật và Ngài muốn nhấn mạnh rằng chúng ta tu hành cần xem tất cả mọi người là thiện tri thức, dù họ nói tốt hay nói xấu về mình tiêu giúp chứng ta tưởng thành trên đường đạo.
Thật vậy, khi nghe khen ngợi, người ta thường phấn khởi, tự mãn, tự kiêu, tự đại là rơi vào tâm xấu. Và khi bị chê trách, người ta chán nản, bất mãn, bực bội, buồn phiền, đau khổ, thậm chí có phản ứng bất thiện. Đó là hai thái cực không tốt mà chúng ta cần khắc phục trên bước đường tu.
Kinh Pháp Hoa dạy rằng dù được chư Thiên cung kính vẫn thấy bình thường, dù bị quỷ Dạ xoa nuốt vào bụng cũng không sợ phải giữ tâm luôn bình ổn gọi là bình thường tâm. Người tu mà tâm không bình thường, hết giận đến vui, hết vui đến giận là bị đọa. Hoàn cảnh xảy đến dù khó khăn hay thuận lợi van cố giữ tâm thanh thản, Thiền nói lên cốt tủy này là “Bình thường tâm thị đạo”.
Ý này cũng được Phật ví như cây đàn lên dây căng quá sẽ bị đứt, còn chùng quá thì đàn không ra tiếng. Riêng tôi, thường thể nghiệm pháp tu này, luôn giữ tâm bình thường. Được khen đừng để tâm khởi dậy, bị chê trách cũng đừng cho âm nổi sóng.
Các thiện tri thức phê phán chúng ta nghĩa là chỉ dạy chúng ta mười hạnh Phổ Hiền và trong mười hạnh Phổ Hiền Bồ Tát thành tựu, hạnh thứ chín là hằng thuận chúng sinh.
Theo kinh nghiệm của riêng tôi hằng thuận chúng sinh là ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta tùy theo đó giúp người cứu đời. Đạo Phật gọi đó là phương tiện quyền xảo, phương tiện trí. Đức Phật dạy rằng người sử dụng phương tiện trí ví như sử dụng đất sét để tạo ra những vật dụng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi người.
Cũng vậy, chân lý là một, nhưng yêu cầu của quần chúng trong xã hội thì vô số sai biệt, cho nên chúng ta phải dùng phương tiện thích hợp với từng người, từng hoàn cảnh mà giáo hóa chúng sinh; đó là hằng thuận chúng sinh, không bao giờ chúng ta làm trái với sự mong mỏi của chúng sinh và cũng không bao giờ chúng ta thấy chúng sinh làm trái lại mình. Như vậy là đã thể hiện tinh thân vô ngã; nói cách khác, có vô ngã mới hằng thuận được.
Còn chấp ngã là chấp có ta và pháp cổ định của ta, thì người cũng có pháp của người, chắc chắn vấn đề tranh chấp sẽ nảy sinh. Chúng ta xem tất cả chúng sinh là ta và phục vụ chúng sinh là cúng đường Phật, tức hành Bồ Tát đạo, dễ dàng hằng thuận với mọi người, mọi việc.
Người tu giữ được tâm bình ổn, sẽ thấy không ai làm trái ý mình và ở nơi nào mình cũng không làm trái ý người. Hòa thượng Trí Thủ chuyên tu hạnh này. Lúc còn sinh tiền, ngài thường hỏi rằng thầy có thấy tôi làm điều gì không thích hợp với đạo hay không; có nghe người ta chê trách tôi điều gì không. Người ta không nói, nhưng ngài hỏi xin người chỉ dám để học hỏi, sửa đổi; bậc chân tu là như vậy.
Hằng thuận chúng sinh được thì tâm chúng ta an lạc; còn thấy người xung quanh làm điều mình không thích, không bằng lòng, chúng ta rơi vô chấp ngã, chấp pháp thì dù có tu pháp gì cũng bị đọa. Phật tử cần nhận thức rõ ý này để tiến tư cho đúng.
Vào đạo tràng này tu tập, nhận thấy mẩy phần mình bằng lòng. Có thể mới vào tu, không bằng lòng gì cả; nhưng tu được tâm vô ngã, ông bước phát triển tâm hằng thuận, quý vị chắc chắn được giải thoát. Lúc mới tổ chức đạo tràng, chùa còn đang thi công, tôi nghe một số Phật tử than phiền ở đây bụi bặm, không ai quét dọn, lau bàn ghế. Nói như vậy là tinh thần chấp ngã của mình còn quá nặng, nên không tìm được an lạc giải thoát trong một ngày tu.
Cứ nghĩ người ta phải quét dọn sạch sẽ cho mình tu. Thậm chí có người còn nói ở đây ăn uống đơn sơ quá, đến chùa A, chùa B ăn sướng hơn . Như vậy là người này đi tìm an lạc của hưởng thụ của sa đọa, khác với an lạc của đạo Đến chùa để ăn ngon, có chỗ ngủ nghỉ sung sướng là nghiệp hưởng thụ sinh ra và hưởng thụ như vậy trở thành thói quen thì không có để hưởng nữa, chắc chắn khổ; nỗi khổ đi sau cái lạc là bất thiện.
Ta gặp những điều không bằng lòng, nếu biết tu tự xét lại ta và hoàn cảnh của ta sẽ thấy sai lầm để khắc phục. Thật tu, ta nhận thấy khía cạnh tốt của mọi sự việc Ngày trước nơi đây là bãi tha ma. Thử nghĩ xem ai đã đầu tư công sức và tiền của để xây dựng thành tòa nhà khang trang như thế này cho chúng ta nghe pháp, tu học.
Người biết tu tự nghĩ mình thọ ơn nhưng chưa làm được công đức mới thật sự có niềm an lạc. Như vậy, chúng ta nhận ra sự an lạc thiện và an lạc bất thiện để điều chỉnh tâm mình. Ban Tổ chức cố gắng rất nhiều nhằm phục vụ tối đa cho quý vị tu học.
Nhưng lại nghe than phiền là âm thanh lúc nghe được lúc không, như vậy là đòi hỏi nữa, không phải đóng góp tôi đã chỉ đạo ba lần điều chỉnh thiết bị âm thanh. án thứ nhất nghe không được, lần thứ hai, Thượng tọa Chơn Không phát tâm cúng dường thiết bị mới cũng không đạt và lần thứ ba, lắp thêm loa phóng thanh của Nhật; nghĩa là chúng tôi luôn đáp ứng yêu cầu tu học thật tốt cho quý vị, tức là tùy hỷ.
Nghe than phiền, chúng tôi cố gắng phục vụ mọi cách tốt nhất cho quý vị vui đề tu. Ban Công quả chỉ có năm, sáu người phát tâm ngày thứ Bảy đến công tác vệ sinh hội trường.
Họ đã tùy hỷ việc làm công đức của Ban Tổ chức, nên nghỉ làm việc đến dọn dẹp cho chỗ tu tương đối sạch sẽ. Người biết biến than phiền thành tâm tùy hỷ phục vụ cũng đến đón tiếp với Ban Công quả, chắc chắn giảng đường sạch sẽ hơn.
Áp dụng hạnh tu hoan hỷ của Bồ Tát Phổ Hiền, tôi xem những người than phiền là thiện tri thức chỉ giúp cho tôi những điều tôi không thấy, nhờ đó tôi cho điều chỉnh lại mọi việc tốt hơn và tôi sinh tâm hoan hỷ, tự thấy mình tài còn kém, phước còn mỏng, nên chưa phục vụ vừa ý mọi người, cần nỗ lực hơn, cho đến khi giảng đường này thật sạch đẹp, âm thanh thật rõ ràng êm tai và mọi người tu đều cảm nhận an lạc.
Đa số người bị chê trách thường bực bội. Phật tử nên đổi lại thành tâm hoan hỷ, vì họ thấy được khuyết điểm của mình, chỉ ra nghiệp cho mình, ta nên sửa ngay nghiệp này là thể hiện hạnh hoan hỷ. Người chỉ trích, mình có lỗi hay không đều nhận và hoan hỷ. Nhờ chỉ trích đó, tôi kiểm điềm coi đúng hay sai.
Đầu tiên tôi sinh tâm hoan hỷ trước vì có người nói đến mình, chỉ sợ người ta thấy lỗi mình mà không thèm nói. Sinh tâm hoan hỷ thì mai mốt họ chỉ tiếp cho mình tu; còn giận, họ sẽ không chỉ thì mình bị thiệt thòi. Sinh tâm hoan hỷ trước để mời gọi người chỉ giúp cho mình.
Và họ chỉ giúp, mình phân biệt điều nào người nổi đúng thì phải nghe theo, phải sửa; họ nói không đúng, mình bỏ qua, cũng hoan hỷ, cũng chấp nhận cho người phê phán, nhờ đó mới thanh lọc tâm mình tốt hơn. Điều chỉnh thân tâm đến khi người không thể nào chê trách được là trọn vẹn hạnh hoan hỷ theo Phổ Hiền Bồ Tát.
Hạnh hoan hỷ rất quan trọng trên bước đường tu. Khi người nói không đúng, mà mình cũng hoan hỷ được vì chúng ta quán sát xa hơn, họ nói không đúng đời này, nhưng đúng đời trước qua đó mình phát hiện được túc nghiệp đời trước của mình còn tồn đọng, mới thể hiện lên thân, khẩu ý của mình.
Thật vậy, họ nói điều không tốt của mình, trong lòng mình có duyên khởi lên buồn giận, lo sợ nghĩa là họ đã nói đúng ý nghiệp của mình, như vậy triệu lỗi mình không có đã trở thành có. Theo tôi, nước lã không khuấy nên hồ được. Nước lã mà khuấy nên hồ vì thật sự trong nước đã có chất hồ rồi.
Thí dụ bên trong tâm ta đã có lửa sân rồi mới thành “hồ lửa” bên ngoài nước. Nghiệp sân sâu kín bên trong tâm ta đã có đầy đủ nên gặp việc, tâm ta mới khởi lên tương ưng. Và phản ứng của tâm mình và tâm người tác động qua lại, khiến họ nhận thấy sai trái, mới nói lỗi mình được.
Tại sao họ không nói ngươi khác mà lại chỉ trích mình; họ phê phán được vì mình có túc nghiệp. Vì thế, sinh tâm hoan hỷ và trong thiền định, suy nghĩ túc nghiệp mình thế nào mà tạo thành nghiệp trong hiện tại và lạy Phật, cầu sám hối, sửa đổi tâm mình, nghiệp sẽ tiêu.
Trên bước đường tu, phải sinh tâm hoan hỷ, tức vui mừng với tất cả mọi việc xảy đến cho mình dù tốt hay xấu. Cần xây dựng tâm hoan hỷ trên căn bản đó mới tiến tu có kết quả tốt đẹp.
Kế đến là hạnh tùy hỷ theo Phổ Hiền Bồ tát, thấy người khác làm được tu được hoặc thấy người khác được cung kính, ta đều sinh tâm vui mừng cho họ, không được sinh tâm ganh tỵ. Không biết tu, thấy người khác được khen, mình ít vui; khen mình thì mình vui hơn.
Thí dụ tôi thuyết giảng không được khen, nhưng lại khen thầy Lệ Thọ giảng hay. Nếu tôi tự ái vì lớn tuổi hơn, tu lâu hơn mà bị chê là buồn. Thẩy trẻ được khen ngợi, tôi mừng cho họ, mừng cho đạo pháp có người kế thừa gánh vác Phật sự. Xây dựng được tâm tốt là hạt nhân tốt bên trong đã nuôi dưỡng, mới có quả tốt đen, có người khác tùy hỷ với mình.
Tùy hỷ cũng chia ra tùy hỷ với việc ác và tùy hỷ với việc thiện. Người làm việc ác mà mình tùy hỷ thích thú với họ, là đã lãnh thọ tâm ác, mai kia mình sẽ làm việc ác giống họ, chắc chắn sẽ đón lấy quả báo khổ đau. Không tùy hỷ với người ác, với việc ác Phổ Hiền Bồ Tát nói rõ nên tùy hỷ với Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát, Như Lai để trên lộ trình tu hành đời đời kiếp kiếp, chúng ta đều có được bạn đồng hành là Như Lai, Bồ Tát, Hiền Thánh.
Tóm lại, theo Phổ Hiền Bồ tát, xây dựng tâm hoan hỷ và hạnh tùy hỷ vững chắc, cuộc đời chúng ta thường gặp bạn tốt, lần xa các bạn ác; nói cách khác, bạn ác không thể đến với ta nữa và ta sẽ không bị đọa trong ba đường ác, đồng thời chúng ta luôn gặp thầy hiền bạn tốt, thăng hoa đạo hạnh, thành tựu hạnh Phổ Hiền, tiến đến Vô thượng Bồ đề.
Mong tất cả quý vị nỗ lực thực tập tâm hoan hỷ và hạnh Phổ Hiền cho thật tinh tấn, đúng Chánh pháp, không phụ công ơn giáo đường của chư tôn thiền đức.
HT.Thích Trí Quảng
(Khóa tu một ngày an lạc lần thứ 14, tại chùa Phổ Quang)
(Nguồn : Báo Giác Ngộ số 413)
http://daophatngaynay.com/viet/phatphap/tamhoanhyhanhhoanhy.htm